Cây hương đá đẹp

– mẫu Cây Hương
-kiến trúc về Tâm Linh
– chất liệu :đá tự nhiên
-Thờ cúng tại gia là mỹ tục lâu đời của người Việt. Khởi từ sự Sùng bái và Niềm tin trong quá trình hình thành nền văn minh lúa nước, văn hóa làng xã kết hợp với tinh hoa của các tôn giáo du nhập, người Việt thờ từ vật đến Trời, Đất, Phật, Thần, Thánh, Tổ tiên và thờ cả Tiền chủ.
1. Nét đặc sắc trong thờ Thần:
Riêng tục “Thờ Thần” có thể coi là tín ngưỡng như là một “đạo thuần Việt”, bởi người Việt tin là có thần linh ở khắp mọi nơi, mọi chốn và họ thờ phụng tất cả các sức mạnh ấy. Đó là Thần Núi, Thần Sông, Thần Đất, Thần Bếp…Đạo thờ Thần không có giáo chủ, không có giáo điều cũng tương tự như đạo thờ cúng tổ tiên về ngôi vị thờ và nghi lễ cúng bái.
Trong số vị thần linh trong nhà, trong làng và các vị thần chung mà người Việt thờ cúng, có Thần ngoại (36 vị cai quản thời gian luân phiên vòng 12 năm và Thành hoàng cai quản bản xứ có nhà thêm Thần hổ, Tứ Bất tử) cùng Thần nội (là những thần linh ở ngay trong nhà mà dân gian gọi là ông Táo và Thần tài).
Nhưng thần linh thì có rất nhiều và không ai có thể biết đủ được, vì vậy cổ nhân đã chọn “Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần” để kêu cầu nhằm đảm bảo không thiếu sót bất cứ một vị thần linh nào, tránh được trường hợp những ác thần vì không được khẩn cầu mà nổi giận gây tai họa.
Nhưng có những vị được thờ chẳng phải thánh thần gì thậm chí người thờ còn chẳng rõ danh tính, công tích người được thờ. Đó là thờ Tiền chủ của ngôi nhà, mảnh đất người thờ đang ở.
2. Tâm linh trong tục thờ Tiền chủ:
Tuy “đất đai là công thổ quốc gia” nhưng đất thổ cư, từ xưa cho đến nay, thông thường có đổi chủ do cha mẹ cho, chuyển đổi công năng từ đất thổ canh, sang nhượng, được cấp, được chia…
Người chủ cũ của mảnh đất, ngôi nhà đó có thể còn sống, mới chết hay đã chết lâu rồi. Những chủ cũ qua đời được gọi là tiền chủ. Các vị này không là thần (trừ trường hợp được tôn làm thần, mà trong trường hợp này thì là thần ngoại) .
Tuy ngôi nhà, mảnh đất trên dương thế đã đổi chủ và ai cũng biết “sống vì nhà, chết vì mồ” nhưng tại cõi âm hay trên thượng giới (tùy quan điểm) có những vị chủ luôn “nhớ” và vẫn “thích” trở về chốn cũ. Thỉnh thoảng ghé thăm, khi thấy mình không được nghênh tiếp, hậu đãi chu toàn, nhiều vong phật ý sẽ quấy rối gia chủ đương tại. Để tránh những rắc rối đó, các chủ mua lại đất, nhà cũ đã lập bàn thờ để thờ cúng Tiền Chủ (còn nhà do tự xây cất hay cha mẹ cho thì không lập).
3. Bàn thờ Tiền chủ:


– Cấu trúc Cây hương bàn thờ Tiền Chủ (mà trong Nam gọi là Bàn Thiên) gồm có một trụ cao khoảng 12m-1,3m (có thể 119cm vào cung Tài vượng, không cao trên tầm mắt như bàn thờ gia tiên cũng không đặt dưới đất như bàn thờ Thần tài), bên trên đặt một ban xây 3 mặt: đằng sau và hai bên (KT theo thước Lỗ Ban).
– Vị trí: Bàn thờ Tiền chủ đặt lộ thiên tại vị trí sáng sủa, giáp ranh trong– ngoài của ngôi nhà, khu đất mà ở phía trái ngôi nhà (quy ước là hướng Đông). Có thể đặt ở trước sân gần tường rào, trên ban công, gia đình ở phố xây nhà tầng thường gắn trên sân thượng.
– Hướng: Có thể chọn cùng với hướng bàn thờ bên trong nhà hay đặt hơi chếch nhìn ra phía cửa nhà cốt là tránh góc khuất, nơi uế tạo, tối tăm, ngược hướng bàn thờ trong nhà.
– Tự khí: Trên bàn thờ đặt một bát hương, lọ đựng hoa, đĩa quả, chén đựng nước mà không có Bài vị (không rõ danh tính Tiền chủ hoặc là qua nhiều đời) .

       

Tư vấn miễn phí 0913.502.111

Gửi tin nhắn